0936.709.396

KHOÁ HỌC DIPIFR – CHỨNG CHỈ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

643 lượt xem

Theo quyết định số 345/2020-BTC thì Việt Nam sẽ sớm áp dụng IFRS cho một số loại hình công ty kể từ năm 2025. Điều đó đòi hỏi những người làm tài chính kế toán cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này. Hơn thế nữa, cũng trong chính quyết định này, Bộ tài chính đã hé mở về việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) thay cho chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cũng từ 2025. Do đó, ngay từ thời điểm này việc nâng cao kiến thức về IFRS là điều rất nên được lưu ý. Càng chuẩn bị sớm, người học sẽ càng có thêm nhiều cơ hội làm việc mới.

Kể từ năm 2022, Bộ Tài chính cùng với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA đã cho ra mắt 2 chứng chỉ, bằng cấp về IFRS ở 2 cấp độ: cơ bản và chuyên sâu. Ở cấp độ cơ bản, chương trình học được mang tên CertIFR cung cấp nền tảng về IFRS qua 11 modules. Đối với cấp độ chuyên sâu, người học sẽ có được kiến thức rất chắc về rất nhiều chủ đề như báo cáo hợp nhất, doanh thu, thuê, công cụ tài chính…Ngoài ra, cách thiết kế chương trình của ACCA rất thực tế sẽ giúp cho học viên theo học áp dụng được ngay bài học của mình vào trong công việc.

GIẢNG VIÊN

Giảng viên của chương trình là chuyên gia trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong tư vấn hướng dẫn áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp cũng như giảng dạy IFRS tại Việt Nam và nước ngoài.

Chương trình đào tạo DipIFR dành cho học viên có mong muốn sở hữu nền tảng vững chắc và thông thạo về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Thời gian học ngắn, có thể hoàn thành chương trình DipIFR trong 60 giờ học

Mặc dù yêu cầu đối tượng tham dự kì thi phải là thí sinh đã có chuyên môn và kinh nghiệm nhưng theo thống kê cho thấy trên toàn cầu tỉ lệ đậu vẫn ở con số khiêm tốn (khoảng 30%). Tại Việt Nam, cộng với những khó khăn về ngôn ngữ (chỉ học và thi bằng tiếng Anh), khó khăn về khoảng cách (thi trực tiếp tại hội đồng thi) và mức độ khó (chuyên sâu) cao, vì thế số lượng thí sinh thi và đạt chứng chỉ DipIFR còn rất hạn chế. Tuy nhiên đây lại là điểm cộng vô cùng đắt giá, cho những ai sở hữu được chứng chỉ DipIFR danh giá này, vì nó không chỉ giúp bạn trau dồi và mở rộng vốn tiếng Anh chuyên ngành, mà còn giúp bạn khẳng định lợi thế cạnh tranh, gia tăng cơ hội làm việc tại công ty lơn, ngân hàng và các tập đoàn đa quốc gia

Chương trình học DipIFR (Diploma in International Financial Reporting) được ATC triển khai dưới sự ủy quyền từ Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA, một tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu với hơn 486.000 học viên và 198.000 hội viên tại hơn 180 quốc gia trên thế giới.

Kỳ thi DipIFR (Diploma in International Financial Reporting) được tổ chức 2 lần trong năm: tháng 6 và tháng 12 thi trực tiếp trên giấy ở hội đồng thi. Yêu cầu dành cho đối tượng đủ điều kiện tham gia như sau:

  • 3 năm kinh nghiệm kế toán liên quan
  • Hoặc 2 năm kinh nghiệm kế toán và bằng cấp liên quan (đảm bảo ít nhất trường hợp miễn trừ cho các môn cấp độ Kiến thức ứng dụng (AB/F1, MA/F2, FA/F3) và LW/F4;
  • Hoặc 2 năm kinh nghiệm liên quan và sở hữu chứng chỉ CertIFR.
  • Hoặc đã hoàn tất chương trình ACCA.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Phần A. TỔNG QUAN CHUNG

  1. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) và các quy định
  2. Đạo đức nghề nghiệp

Phần B. CÁC CẤU PHẦN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  1. Doanh thu
  2. TSCĐ
  3. Suy giảm giá trị tài sản
  4. Thuê
  5. TSCĐ vô hình và lợi thế thương mại
  6. Hàng tồn kho
  7. Công cụ tài chính
  8. Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang
  9. Lợi ích của nhân viên
  10. Thuế
  11. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên BCTC
  12. Nông nghiệp
  13. Chi trả và phát hành cổ phiếu cho nhân viên
  14. Chi phí thăm dò và đánh giá
  15. Đo lường giá trị hợp lý

Phần C.  TRÌNH BÀY VÀ THUYẾT MINH BỔ SUNG

  1. Trình bày BCTC
  2. Thu nhập trên cổ phiếu
  3. Sự kiện phát sinh sau niên độ
  4. Chính sách kế toán, thay đổi trong sai sót và ước tính kế toán
  5. Công bố của bên liên quan
  6. Lợi nhuận theo bộ phận
  7. BCTC cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  8. Thuyết minh bền vững

Phần D. BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

  1. Định nghĩa của các công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh
  2. Loại trừ giao dịch nội bộ từ báo cáo hợp nhất
  3. Điều chỉnh giá trị hợp lý
  4. Hạch toán cho công ty liên kết

TƯ VẤN DỊCH VỤ



    Hộ Kinh Doanh ATC Academy

    Tầng 14, Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

    0976 960 808

    0936 709 396

    atcacademy@gmail.com

    Xem thêm các khóa học